Tổng Hợp Các Trò Chơi Dân Gian Cho Người Lớn Hay Nhất

Trò chơi dân gian là những trò chơi quen thuộc và phổ biến đã có từ lâu đời. Những trò chơi này không những chỉ tính giải trí lớn mà còn là một “món ăn tinh thần” của những người dân Việt Nam từ bao đời nay.

Qua bài viết này, QH88 sẽ tổng hợp tất cả những trò chơi dân gian cho người lớn nổi bật nhất để mọi người cùng ôn lại tuổi thơ và rèn luyện thể chất vào những buổi teambuilding ngoài trời hoặc trong ngày lễ hội.

Những trò chơi dân gian cho người lớn trong các lễ hội

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Những trò chơi dân gian cho người lớn trong các lễ hội

Sau đây là những trò chơi dân gian cho người lớn phổ biến từ xa xưa góp mặt trong các lễ hội hoặc những hoạt động ngoài trời vô cùng thú vị:

Trò chơi dân gian ô ăn quan

Trò này sẽ cần một viên phấn, than hoặc bút để vẽ một hình chữ nhật chia đôi thành 5 hàng dọc có khoảng cách đều nhau để có 10 ô vuông. Ở hai đầu của hình chữ nhật sẽ vẽ làm 2 hình vòng cung, đây sẽ làm 2 ô ăn quan lớn cho 2 bên, các ô đó sẽ đặt một viên sỏi lớn mang hình thể và màu sắc khác nhau để phân biệt. Những ô vuông nhỏ còn lại sẽ đặt 5 viên sỏi nhỏ vào mỗi ô.

Trò này sẽ chơi 2 người, người thứ nhất sẽ đi quan cùng nắm sỏi ở ô vuông nhỏ (được tùy chọn ô). Sau đó rải đều các viên sỏi vào các ô theo lượt, rồi cứ thế tiếp tục đi quan. Cho tới khi viên sỏi cuối cùng có khoảng cách với một ô đang bị trống, ta sẽ chặp ô trống để lấy phần sỏi ô kế tiếp nhặt ra ngoài và thuộc về người chơi. Sau đó, đến lượt người chơi thứ hai đi tương tự.

Khi cả 2 người chơi đi quan đến lúc nhặt được phần quan lớn và lấy được hết các phần của đối phương thì tức là người đối diện đã thua.

Hết quan tàn dân, thu quân kéo về là lúc ván đã kết thúc.

Trò ném lon

Dụng cụ: Những quả banh nhỏ, vài lon sữa bò

Cách chơi: Hãy xếp các lon sữa bò chồng lên nhau theo hình tháp, kẻ một đường cách dãy lon một khoảng tầm 2-3m. Mỗi đội sẽ được chia 3 trái banh.

Đội nào dùng số banh đang có chọi ngã được số lon nhiều hơn là thắng. Đội nào đứng ném lon chạm vào vạch mức cũng sẽ không được tính.

Trò đánh đáo

Trò này cần 2 người chơi, dụng cụ là những hòn đá vừa ý. Thường sẽ lựa chọn những hòn có hình tam giác, đã được mài nhọn một góc.

Người chơi vẽ 2 đường vạch cách nhau 2m và đứng tại vạch thứ 2. Sau đó thực hiện thảy các đồng tiền vào phía trên vạch đầu tiên, đồng nào rơi vào giữa 2 vạch là bị loại, sẽ thu lại cho người chơi sau.

Tiếp theo, người chơi nhắm vào các đồng tiền ở trên mức vạch thứ nhất và dùng đá chọi vào các đồng tiền.

Người chơi chọi trúng đồng tiền nào thì sẽ ăn đồng đó và được chơi tiếp. Còn nếu không chọi trúng thì nhường lượt chơi cho người còn lại.

Trò chơi dân gian nhảy lò cò

Trò này cần kẻ 10 ô vuông liền kề nhau, sau đó dùng giày ném lần lượt vào các ô từ 1 – 10 (nến ném trượt thì mất lượt). Nếu có một ô thì nhảy bằng 1 chân, có hai ô thì nhảy bằng 2 chân cho tới khi ném tới ô thứ 10 sẽ thắng.

Trò chơi que chuyền

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò chơi que chuyền

Trò chơi này cần 2 người trở lên, đồ chơi cần có là 10 que nhỏ được vót thẳng như que đũa và một quả tròn như quả cà hay bòng nhỏ. Cầm quả ở bên tay thuận rồi tung lên đồng thời nhặt từng que, lặp lại cho tới khi lấy được hết các que. Trong quá trình chơi nếu làm rơi quả thì sẽ thua.

Chơi khoảng 10 lần là hết mọt bàn chuyền, trò này sẽ tính thắng thua dựa vào số ván chơi.

Trò dân gian thìa là thìa lảy

Trò này có ba người sẽ nắm tay nhau lại xếp chồng lên rồi cùng hát bài đồng dao:

Thìa là thìa lảy

Con gái bảy nghề

Ngồi lê là một

Dựa cột là hai

Theo trai là ba

An quà là bốn

Trốn việc là năm

Hay nằm là sáu

Láu táu là bảy”.

Sẽ có một người ở ngoài chỉ lần lượt từ nắm tay trên cùng xuống nắm tay dưới, mỗi từ ở bài hát tương ứng một nắm tay, đến từ “bảy” mà trúng vào tay ai thì người ấy phải rút nắm tay ra. Khi hết nắm tay thì trò chơi sẽ kết thúc.

Trò chơi bầu cua cá cọp

Đây là trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến tại Việt nam, thường có trong các dịp lễ. Trò này sẽ có một bàn bầu cua bao gồm có 6 ô vẽ hình 6 linh vật: Nai, gà, bầu, cá, cua, tôm. Bên cạnh đó cần có 3 viên xúc xắc in hình 6 linh vật lên đó và một cái chén.

Người chơi sẽ cược tiền vào một linh vật mà họ muốn, họ cũng có thể đặt vào nhiều linh vật và không giới hạn số tiền. Sau đó nhà cái sẽ lắc viên xúc xắc, nếu kết quả ra linh vật nào thì người chơi sẽ được lấy lại số tiền và nhà cái sẽ phải trả thêm số tiền bằng với số lần linh vật ấy xuất hiện nhân với số tiền cược.

Ngược lại nếu thua thì người chơi sẽ mất số tiền đó cho nhà cái.

Trò đánh quay

Trò này cần một con quay bằng gỗ hoặc sừng hình nón cụt, chân bằng sắt. Người chơi dùng sợi dây quấn vào con quay và dùng kỹ thuật thả cho nó quay tít dưới đất. Nếu con quay của ai quay trong thời gian lâu nhất thì người đó thắng

Trò chơi dân gian nhảy bao bố

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò chơi dân gian cho người lớn nhảy bao bố

Người chơi sẽ đứng trong một chiếc bao bố và đứng ở vạch xuất phát, tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe thấy hiệu lệnh sẽ nhanh chóng nhảy tới vạch đích. Ai đến vạch đích nhanh nhất là người chiến thắng.

Người nhảy trước hiệu lệnh hoặc hơi ăn gian sẽ bị loại, người đang nhảy mà bị ngã cũng sẽ bị loại.

Trò thi thổi cơm

Chuẩn bị: Củi, nồi cơm, thóc

Luật chơi: Mỗi đội sẽ có 10 người, mọi người sẽ tự xay thóc, giã và sàng gạo, tự tạo lửa và vừa chạy vừa mang nước nấu cơm.

  • Thi làm gạo: Các đội thi sẽ cho thóc vào xay, giã rồi sàng, đội nào có gạo trắng trước thì thắng phàn này.
  • Phần thi tiếp theo: Các đội sẽ tạo lửa và đua lấy nước cách đó 1km. Đội nào có nước và lửa trước sẽ thắng phần này.
  • Cuối cùng là thi nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín và ngon nhất, xong trước tiên sẽ thắng cuộc. Cơm của đội thắng sẽ được dâng cúng thần.

Trò thi thả diều

Diều sáo là hội thi vô cùng phổ biến ở Việt Nam và có từ lâu đời. Ở đây, mọi người sẽ cùng nhau làm nên những con diều đẹp và to nhất. Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo tiêu chí: Tiếng sao, thẩm mỹ, độ cao diều khi bay, dây diều căng hay bị võng.

Chơi đánh đu

Đây là một trò chơi truyền thống rất hay có mặt trong các lễ hội làng. Trò này sẽ có một cây đu được làm từ 4 – 8 cây tre dài và chắc chắn. Sẽ có 1 hoặc 2 người tham gia, người chơi sẽ nhún thật mạnh để đu ngang lên với ngọn đu, ai là người đi hay nhất sẽ được trao thưởng.

Trò chơi này cùng rất thú vị để chơi cặp giúp cho các đôi trai thanh nữ tú làm quen với nhau.

Trò chơi dân gian cho người lớn: Kéo co

Chuẩn bị:

  • Sợi dây thừng
  • Kẻ một vạch đích cách nhau khoảng 20cm giữa 2 đội chơi

Luật chơi:

  • Hai đội có cùng số lượng người chơi với nhau. Khi nghe tiếng còi trọng tài vang lên thì hai bên cùng dồn sức kéo sợi dây về bên mình.
  • Đội nào kéo để người đầu tiên của đội đối phương chạm vạch đích bên mình thì đội đó thắng.

Trò chơi đấu vật

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò chơi đấu vật

Trong các lễ hội truyền thống cũng thường xuất hiện trò chơi này. Trò này sẽ có 2 người thi với nhau, họ sẽ cởi áo và mang một chiếc khố để che đi phần hạ bộ. Khi cuộc thi bắt đầu, các đô vật sẽ dùng sức mạnh và kinh nghiệm của mình rình miếng đối phương. Khi hạ bệ được đối phương sẽ chiến thắng.

Chơi dân gian cho người lớn: Đua thuyền

Đua thuyền là trò chơi dân gian có từ lâu đời tại Việt Nam, nay đã trở thành một bộ môn thi đấu thể thao đặc sắc. Trò chơi này mang tính chất tập thể và sẽ có tối thiểu hai đội chơi. Các đội chơi sẽ có số lượng thành viên ngang nhau.

Đội trưởng sẽ có nhiệm vụ hô hào và tiếp thêm sức mạnh cho người chèo, đồng thời quan sát và có chiến lược hợp lý. Các đội tham gia chèo mà đội nào tiến tới vạch đích nhanh nhất sẽ giành được chiến thắng.

Trò con rết

Trò này các đội chơi cùng nối đuôi nhau tạo thành hình một con rết, sao cho chân người này đặt lên đùi người trước để di chuyển bằng mông và tay. Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì các đội chơi sẽ cùng xuất phát và di chuyển tới vạch đích, đội nào về đích trước tiên thì đội đó sẽ chiến thắng.

Trò chơi qua cầu

Trò chơi này ban tổ chức sẽ chuẩn bị một cây cầu nối với nhau bằng những sợi dây thừng, các đội chơi cùng nhau di chuyển qua cầu. Khi các thành viên cuối cùng của mỗi đội qua cầu trong thời gian sớm nhất sẽ thắng cuộc.

Dĩ nhiên là cây cầu này sẽ không đơn giản và rất dễ bị té xuống nước, vậy nên người chơi cần có sự khéo léo mà cần có nhiều thời gian.

Thi đi cà kheo

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Thi đi cà kheo

Những cây cà kheo được làm bằng tre với độ cao khoảng 1,5-2m so với mặt đất. Người chơi sẽ dùng cây cà kheo để di chuyển. Tất cả các người chơi chia làm 2 đội và thi đấu với nhau, người cuối cùng trong đội về đích với thời gian ngắn nhất là đội chiến thắng.

Trò chơi dân gian ném còn

Ném còn là một trong những trò chơi dân gian có từ thời cổ xưa, đây là trò chơi dành cho phụ nữ thuộc vào dòng dõi quý tộc. Ngày nay, trò chơi này vẫn được xuất hiện nhiều trong các lễ hội.

Quả còn có hình cầu, to vừa bằng nắm tay, bên trong được nhồi bằng thóc và hạt bông, bên ngoài trang trí bằng những sợi vải tua nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Người dân cần chuẩn bị một cây cột tre cao. Phần trên đỉnh có các vòng tròn. Người chơi sẽ dùng quả còn ném lên sao cho quả còn qua được vòng tròn là thắng.

Một số trò chơi dân gian phổ biến từ xưa

Sau đây là tổng hợp các trò chơi dân gian ngày xưa mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng tham gia:

Trò chơi chi chi chành chành

Đây là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu và rất dễ chơi. Trò này sẽ cần có từ 3 người trở lên, trong số đó sẽ cần một người đứng ra trước và xòe bàn tay ra cho những người còn lại trỏ ngón tay vào. Trong khi đó, người thực hiện xòe bàn tay sẽ đọc bài đồng dao:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập”

Khi đọc đến chữ “ập” thì người xòe sẽ nắm nhanh bàn tay lại và những người trỏ ngón tay sẽ rút ra thật nhanh chóng. Người nào rút tay không kịp và bị nắm trúng thì sẽ phải thế chỗ cho người vừa xòe tay và sẽ lập lại như trên.

Trò kéo cưa lừa xẻ

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò kéo cưa lừa xẻ

Trò này được chơi như sau: Sẽ có 2 người ngồi đối diện nhau, nắm chặt tay nhau và đồng thời hát rồi đẩy qua lại giống như đang cưa gỗ. Cứ hát một từ lại đẩy một lần. Bài hát như sau:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

về bú tí mẹ”

Nếu từ cuối cùng đẩy đến người nào thì là người đó thua.

Trò cá sấu lên bờ

Hãy vạch 2 đường vạch cách nhau 3m làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người nào thua sẽ đóng vai cá sấu và chạy qua lại giữa hai vạch để bắt những người đang ở dưới nước.

Những người chơi khác chia nhau đứng lên bờ để chọc tức cá sấu bằng cách thì chân xuống nước rồi lại rút lên. Người nào bị cá sấu bắt được thì sẽ phải thay vai làm cá sấu.

Trò nu na nu nống

Trò này rất đơn giản và không cần đến dụng cụ. Người chơi sẽ ngồi duỗi thẳng chân gần nhau, một người dùng tay chạm nhẹ vào từng chân lần lượt, đồng thời đọc bài đồng dao:

“Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Bụt ngồi bụt khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rút”

Khi đọc đến từ cuối cùng mà tay đặt vào chân ai là người đó phải rụt chân lại, ai bị rụt cả 2 chân sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. Cứ lặp lại như vậy đến lúc người ở lại cuối cùng là người chiến thắng.

Trò chơi một hai ba

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò chơi một hai ba

Đây là trò chơi vô cùng thú vị. Trò này cần từ 3 người chơi trở lên, ban đầu sẽ oẳn tù tì để tìm ra người bị phạt. Người này sẽ đứng quay mặt lại so với những người kia và cách nhau khoảng 3m.

Người bị phạt sẽ hô “Một hai ba”, những người phía sau sẽ bước chân lên thật nhan. Sau tiếng “ba”, người phạt quay lại mà bắt được khoảnh khắc ai đang bước thì người đó sẽ bị lên thay thế làm người phạt.

Còn người chơi nào bước lên không để bị phát hiện mà bước được đến gần người phạt và đập được vào vai họ thì trò chơi kết thúc.

Trò úp lá khoai

Người chơi sẽ ngồi tạo thành vòng tròn và úp bàn tay xuống đất. Khi đọc đến câu “Úp lá khoai” thì một người sẽ lấy tay mình phủ lên tay của mọi người, sau đó mọi người sẽ ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt các bàn tay, vừa chỉ vừa hát to:

“Mười hai chong chóng

Đứa mặc áo trắng

Đứa mặc áo đen

Đứa xách lồng đèn

Đứa cầm ống thụt

Thụt ra thụt vô

Có thằng té xuống giếng

Có thằng té xuống xình

Úi chà, úi da”

Khi hát đến từ cuối cùng, người chỉ để vào tay ai thì người đó sẽ bị phạt.

Trò trốn tìm

Những người chơi sẽ oẳn tù tì và người thua sẽ phải đi tìm, những người còn lại tản ra trốn ở những vị trí khác nhau. Khi người đi tìm bịt mắt và đếm xong đến 10 thì sẽ bắt đầu đi tìm.

Nếu tìm thấy ai thì người đó phải thay thế, còn nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà không tìm được ai thì người tìm thua cuộc và phải tiếp tục đi tìm ở ván sau.

Trò búng thun

Hai người chơi sẽ dùng 5-10 sợi dây thun trộn lên và rải xuống đất, sau đó sẽ oẳn tù tì xem ai được chơi trước. Tiếp theo là dùng ngón tay để búng các sợi thun đan vào nhau thì sẽ thắng được 2 sợi đó, nếu không thì nhường lượt chơi cho người còn lại.

Trò chơi bịt mắt bắt dê

Tong-Hop-Cac-Tro-Choi-Dan-Gian-Cho-Nguoi-Lon-Hay-Nhat
Trò chơi bịt mắt bắt dê

Oẳn tù tì để tìm ra một người bị bịt mắt bằng một chiếc khăn, những người còn lại sẽ đứng thành vòng tròn bao quanh người bịt mắt. Mọi người sẽ đi vòng quanh khi người bịt mắt hô “đứng lại” thì tất cả phải đứng yên tại chỗ. Lúc này, người bịt mắt sẽ đi bắt người chơi và đoán xem họ là ai, nếu đoán sai thì tiếp tục làm người bịt mắt, nếu đúng thì người bị đoán sẽ vào thay thế.

Trò bắn bi

Đây là trò chơi phổ biến, người chơi sẽ dùng các cách bắn mà mình cảm thấy thuận nhất để chơi. Sau đó bắn viên bi của mình đến mục tiêu là viên bi của đối phương, nếu bắn trúng thì sẽ được ăn viên bi đó. Ngược lại nếu bắn sai sẽ nhường lượt chơi cho người còn lại.

Trò sao sáng

Trò này mọi người chơi sẽ ngồi tạo thành vòng tròn, một người đứng ngoài vòng và vừa đi vừa hát:

Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Tôi đố anh chị nào

Một hơi đếm hết

Từ một ông sao sáng

Đến 10 ông sáng sao”.

Mỗi câu hát sẽ đập vào một người, nếu câu cuối vào ai thì người đó phải đọc một hơi không nghỉ bài đồng dao ở trên. Phải đọc liên tục luân phiên sao sáng và sáng sao, nếu đọc lộn sẽ bị phạt.

Trò cướp cờ

Chuẩn bị:

  • Kẻ vạch xuất phát
  • Vẽ ra một vòng tròn lớn
  • Để một đồ vật ở giữa tượng trưng cho lá cờ

Cách chơi:

  • Quản trò chia ra hai đội có cùng quân số đứng theo hàng ngan ở vạch xuất phát
  • Quản trò gọi tới số nào thì người có số đó ở 2 đội phải chạy lên cướp cờ, quản trò gọi là phải về và có thể gọi nhiều người cùng lúc.

Luật chơi:

  • Người cầm cơ bị người đội khác chạm được vào người là thua
  • Ai cầm được cờ về đích mà không bị đối thủ chạm được vào người là thắng
  • Nếu cảm thấy sẽ bị đối thủ chạm trúng có thể bỏ cờ xuống
  • Số nào chạm đúng vào người có số đó

Chơi đá gà

Người chơi sẽ dùng tay giữ một chân của mình và di chuyển lò cò bằng chân còn lại, đồng thời đẩy, tấn công vào chân người khác. Người nào bị ngã xuống trước sẽ thua cuộc.

Tổng kết

Hy vọng rằng qua bài viết QH88 đã giúp bạn ôn lại được kí ức tuổi thơ ý nghĩa cũng như tìm hiểu về nét truyền thống của Việt Nam ta từ xưa tới nay.

Những trò chơi dân gian cho người lớn đến ngày nay vẫn được áp dụng phổ biến trong các lễ hội, hay trong các buổi giải trí ngoài trời. Đây là một nét cổ truyền rất tốt đẹp mà chúng ta nên gìn giữ.

Viết một bình luận