Muốn trở thành một chủ trại chăn nuôi gà đạt được hiệu quả tốt, đem lại nguồn doanh thu ổn định là điều bạn đang đắn đo.
Đây chính là một cuộc chiến trường kỳ từ việc bạn phải nắm rõ lịch vacxin cho gà, cho đến cách phòng chống dịch bệnh từ khi chưa phát cho đến lúc bùng phát mạnh mẽ.
Bạn đã đầu tư khá nhiều tiền cho hoạt động và quy mô chăn nuôi chắc chắn bạn phải cùng QH88 tìm hiểu cặn kẽ những bước ngoặt dưới đây!
Giai đoạn úm gà con vô cùng quan trọng
Trong chăn nuôi, giai đoạn úm gà được đánh giá là cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tỷ lệ sống chết và quá trình trưởng thành sinh trưởng giai đoạn sau này của gà con.
Chuẩn bị kỹ trước khi úm gà
Đây là hình thức nuôi gà con trong chuồng/quây đảm bảo đủ điều kiện tốt nhất giúp gà có sức khỏe tốt, trưởng thành thuận lợi và tiện chăn nuôi quá trình tiếp đến.
Vì vậy cần chuẩn bị thật kỹ giai đoạn này trước khi tiến hành thực hiện lịch vacxin cho gà!
Chuồng trại
Ít nhất cần một tuần trước khi đưa gà con về bạn cần thực hiện tốt khâu vệ sinh chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, sử dụng các hóa chất sát trùng như vôi bột, iodine, viko, Formol,…theo tiêu chuẩn hướng dẫn từ nhà sản xuất để phun sát trùng trên nền và tường chuồng.
Mục tiêu chính là tiêu diệt được mầm bệnh phát sinh từ các lứa nuôi trước, phòng tránh đặc biệt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa gà như cầu trùng, thương hàn,…
Áp dụng với những hộ chăn nuôi gà theo quy mô lớn số lượng trên 1000 con nên thiết kế riêng biệt khu chuồng chuyên dùng nuôi úm.
Đảm bảo hệ thống bạt che chắn bốn phía xung quanh chuồng khi cần thiết để tránh thất thoát nhiệt khi úm và đề phòng gió lùa.
Chuẩn bị chất độn chuồng: Bằng vỏ trấu, mùn cưa hoặc phôi bào trải nền chuồng dày từ 8 – 10 cm, không được ẩm mốc, không vật liệu từ các loại gỗ hoạt tính độc như gỗ lim,…
Lồng và quây úm gà con
Quây úm gà là quá trình bạn có thể dùng cót ép, vanh tôn,… chiều cao tầm 0,5 mét, đảm bảo mật độ trong tuần đầu tiên từ 15-25 con/m2.
Quây nên được nới rộng dần dần theo kích cỡ và tuổi của gà, nhiệt độ môi trường.
Lồng úm đảm bảo kích thước 1 m x 2 m x 0,5 m để có thể úm 50 – 75 con.
Máng ăn và máng uống
- Máng ăn: Ở giai đoạn gà còn nhỏ có thể dùng khay hoặc mẹt với mật độ 50 con gà/khay có kích thước tầm 50 x 50cm.
- Máng uống: giai đoạn úm cho uống bằng máng gallon loại 2lit.
Chụp sưởi
Sử dụng bóng đèn điện, bóng hồng ngoại hay chụp sưởi gas,…để treo giữa quây gà, treo cao khoảng 40 – 50 cm so với nền chuồng.
Phương pháp úm gà con
Úm gà phải đảm bảo đúng thời gian, đủ nhiệt độ, chế độ ánh sáng tối ưu và quá trình chăm sóc thật kỹ lưỡng để đảm bảo gà luôn khỏe và trưởng thành nhanh chóng.
Theo dõi ngay cách úm đúng chuẩn trước lịch tiêm vacxin cho gà!
Thời gian úm
Phụ thuộc theo mùa (hay nhiệt độ) mà thời gian úm gà có thể duy trì từ 3 – 6 tuần.
Sưởi ấm
Sử dụng chụp sưởi, hoặc bóng đèn điện để sưởi ấm cho gà con, đảm bảo gà phải đủ ấm,sinh hoạt ăn uống bình thường.
Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho gà con:
- Từ khoảng 0 – 7 ngày tuổi duy trì ở nhiệt độ 31 – 32 o C
- Từ khoảng 8 – 21 ngày tuổi duy trì ở nhiệt độ 28 – 30 o C
- Khoảng cuối từ 22 – 28 ngày tuổi duy trì ở nhiệt độ 22 – 28 o C
Tuỳ theo mùa và hiện trạng của từng đàn gà để điều chỉnh nhiệt sưởi cho phù hợp.
- Nếu gà tụm lại nguồn nhiệt, kêu chíp chíp, không ăn uống chính là thiếu nhiệt
- Gà con tản xa nguồn nhiệt, miệng há thở chính là thừa nhiệt
- Gà đi lại mạnh mẽ, nhanh nhẹn, ăn uống hoạt bát bình thường là nhiệt thích hợp
- Nếu gà tụm lại một góc phải quan sát xem có nguồn gió lùa hay không
Chế độ ánh sáng
Cần duy trì thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng thích hợp vô cùng quan trọng đối với gà con.
Nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng thúc đẩy khả năng ăn uống, kích thích cơ thể phát triển cho gà con.
Chăm sóc cẩn thận gà con
Trước khi bắt gà về, bạn cần cho gà uống nước sạch âm ấm, bổ sung thêm Vitamin C, B1, đường Glucose trước khi cho ăn.
Mỗi ngày thay nước định kỳ 2 – 3 lần và rửa sạch máng uống thường xuyên.
Sau thời gian 2 – 3 giờ đầu cho gà uống nước thì tiến hành cho ăn chọn loại cám đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định.
Bạn nên cho gà ăn tự do từ 4 – 6 lần/24 giờ, mỗi lần thêm thức ăn mới cần lọc thức ăn cũ để bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào.
Tuyệt đối không nên đổ thức ăn dày vì gà con vừa ăn vừa bới, và quan sát khả năng ăn của gà để điều chỉnh lượng vừa đủ lần sau.
Phần I: Lịch vacxin cho gà và các thuốc hỗ trợ
Để đảm bảo đàn gà được chăm sóc và nuôi dưỡng khỏe mạnh, và phòng tránh được những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh bạn cần theo dõi lịch vacxin cho gà thật sát sao.
Ngăn chặn những trường hợp sau khi úm, gà mắc phải những bệnh vặt khiến bạn thất thu và mất đi nguồn tiền đầu tư khá lớn.
Hãy khám phá và thực hiện theo đúng thời gian tiêm chủng cho gà con dưới bài viết này nhé!
Ngày thứ 1: Chuẩn bị kỹ trước khi tiêm
Đảm bảo gà con nhịn ăn, chỉ được uống nước sạch pha thêm men tiêu hóa để triệt tiêu lòng đỏ.
Nhưng thông thường thì những lúc này gà con vẫn đang ở trong nhà ấp giống và bạn cũng tuyệt đối không cho gà ăn hay uống bất cứ thứ gì.
Khi tiêm phòng vắc-xin marek: Gà sẽ được tiêm dưới da cổ 0.2ml /con để phòng tránh bệnh Marek trên gà.
Những mũi này thường đa số sẽ do nhà cung cấp con giống làm, bạn nhớ lưu ý, hỏi và nhắc thật kỹ nhà cung cấp giống cho mình nhé.
Ngày thứ 2 – 4: Tránh các bệnh truyền nhiễm từ trứng bằng thuốc kháng sinh
Khi chính thức bắt gà về nhà, bạn cần cho gà uống B Complex để giảm Stress, tiếp đến áp dụng theo lịch trình dưới đây.
Buổi sáng, bạn cho gà uống ngay thuốc kháng sinh để ngăn chặn các bệnh nhiễm từ trứng hoặc nhà ấp như thương hàn, E.coli, hen CRD, viêm rốn thuốc có thành phần kháng sinh LINCOSPEC, GENTA – TYLOSIN hoặc kháng sinh FLORFENICOL.
Phải chắc chắn gà nhịn khát trước 30 phút, bước tiếp theo pha thuốc sao cho gà con uống hết trong tầm 20 phút, liều lượng sử dụng phải theo chỉ định của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
Buổi chiều, bạn phải tuân thủ cho gà uống men tiêu hóa cao tỏi TPs và kết hợp axit hữu cơ megacid L nhằm bổ sung vi khuẩn có lợi và tạo sự ổn định đường tiêu hóa cho gà con.
Bạn có thể cho chúng uống thêm thuốc bổ và các chất điện giải để phòng chống Stress cho nhé.
Tiếp đến, duy trì nhịn khát trong 20 phút, và uống hết trong 1 – 2 tiếng.
Lưu ý: Có một sai lầm mà khi dùng thuốc bổ trợ cho gà mà rất nhiều người nuôi mắc phải đó là họ cho gà uống liên tục và uống cả ngày.
- Thứ nhất chính là vô cùng tốn chi phí nhưng hiệu quả mang lại không cao.
- Thứ 2, làm ảnh hưởng nguy hại đến các cơ quan nội tạng gà con, dễ gây nên bệnh Gout về sau.
Phải tuyệt đối đảm bảo không dùng quá liều, vì quá nhiều cũng không tốt, kể cả các loại thuốc bổ.
Bởi lẽ đó, bạn chỉ pha đủ cho một thời gian nhất định, sau đó cho gà uống nước sạch bình thường.
Ngày thứ 5: Sử dụng vacxin ND-IB cho gà con lần 1
Dùng Vacxin ND-IB dung lượng nhỏ, tầm 1 giọt vào miệng gà con để phòng tránh bệnh gà rù Niu-cat-son và viêm phế quản truyền nhiễm do IB.
Sau khi tiến hành nhỏ vacxin xong, bạn nên cho gà uống thuốc bổ B Complex và các điện giải nhằm giảm Stress khi bắt bắt gà nhỏ vacxin nhé!
Hãy cho chúng nhịn khát tầm 20 phút, và uống hết trong 40 phút.
Ngày thứ 6: Phòng tránh bệnh E.coli, bệnh cầu trùng bằng men tiêu hóa cao tỏi, axit hữu cơ
Tiếp đến lịch vacxin cho gà cần uống men tiêu hóa cao tỏi TPs hòa hợp cùng với axit hữu cơ megacid L của Omega nhằm ổn định đường tiêu hóa cho gà con.
Phòng tránh các bệnh do đường tiêu hóa như E.Coli, Clostridium, cầu trùng,… là ưu tiên hàng đầu giúp gà có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Duy trì cho chúng uống 1 ngày 1 lần, và uống hết trong 1 – 2 tiếng
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều các loại men tiêu hóa, nhưng bộ đôi thuốc này đang được nhiều người nuôi gà đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ giúp gà con giảm được lượng vi khuẩn gây bệnh đáng kể, song song theo đó giúp tăng vi khuẩn có lợi trong ruột gà.
Gà là loại gia cầm có hệ thống tiêu hóa khá tốt, hấp thụ được tối đa lượng thức ăn, phân gà ị ra cũng sẽ ít mùi hôi, cũng như giảm được nồng độ Amoniac, khí độc trong chuồng, từ đó giảm thiểu bệnh về đường hô hấp.
Sử dụng kết hợp men rắc nền và tường chuồng hiệu quả sẽ càng cao.
Phòng bệnh phải là biện pháp dài hạn của cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể gà.
Ngày thứ 7: Phòng bằng vacxin APV của Hipra
Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ của từng khu vực và trường hợp quy mô trang trại, nếu trại của bạn đã từng bị APV, hoặc ở khu vực chăn nuôi gà số lượng nhiều, chăn nuôi hình thức tập trung thì nên áp dụng ngay.
Bởi APV là một trong những bệnh gây ra do virus, tuy ít gặp nhất nhưng hiện tại vẫn chưa có thuốc kháng sinh nào để điều trị, vô cùng nguy hiểm.
Bạn có thể sử dụng vacxin của Hipra, liều dùng nhỏ 1 giọt vào miệng gà.
Nhớ lưu ý đảm bảo cho gà uống B Complex, sau khi thực hiện kháng sinh nhằm giảm Stress nhé.
Ngày 8: Sử dụng tiếp bộ đôi men tiêu hóa
Sử dụng vào buổi sáng và gà phải uống hết trong 1-2 tiếng.
Ngày 9: Phòng tránh bằng vacxin Gumboro lần thứ 1
Bạn cần sử dụng vacxin Gum A hoặc vacxin Gum 288E, sử dụng liều nhỏ 1 giọt vào miệng gà con.
Uống Bcomlex giảm Stress sau khi thực hiện kháng sinh.
Đảm bảo cho uống hết trong 40 phút, tuyệt đối không uống liên tục cả ngày.
Uống quá nhiều sẽ thành dư thừa liều, vừa khá tốn chi phí, mà còn dễ gây nên bị gout.
Ngày 10 – 11: Phòng bệnh thương hàn, E.coli, hen CRD, bạch lỵ bằng thuốc kháng sinh
Buổi sáng, bạn cần cho gà uống thuốc đảm bảo có các thành phần kháng sinh như LINCOSPEC, GENTA – TYLOSIN hoặc loại kháng sinh phổ rộng FLORFENICOL.
Lưu ý: cho gà nhịn khát trước 30 phút, tiếp đến pha thuốc cho gà con uống hết trong 20 phút, liều lượng sử dụng phải theo chỉ định của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
Buổi chiều kết hợp dùng men tiêu hóa cao tỏi TPs cùng với megacid L cho chúng uống.
Ngày 12: Tránh các bệnh bằng men tiêu hóa và megacid L
Tiếp tục sử dụng men tiêu hóa và megacid L pha nước cho gà uống.
Chỉ được uống 1 lần/ngày và duy trì uống hết trong 1-2 tiếng.
Ngày 13: Dùng vacxin ND-IB cho lần 2 và tránh chủng đậu
Nhỏ lại liều lượng vacxin ND-IB 1 giọt vào trực tiếp miệng gà.
Kết hợp tránh chủng đậu cho gà luôn một thể, bạn nên dùng loại kim chủng đậu chuyên dụng được bán ở các tiệm thú y, bạn cũng có thể dùng mũi kim của máy khâu.
Rút nhẹ vào thuốc và châm vào vị trí màng cánh của gà.
Pha thuốc B Complex cho gà bồi bổ uống, sau khi thực hiện vacxin nhằm tăng sức đề kháng và giảm stress cho gà.
Ngày 14 – 16: Sử dụng duy trì tiếp men tiêu hóa và megacid L
Duy trì tiếp tục sử dụng men tiêu hóa và megacid L, uống vừa đủ để đảm bảo tiêu hóa thức ăn tốt hơn, vừa phòng tránh được các bệnh E.Coli và cầu trùng.
Thời điểm tiếp theo, bạn chủ quan bắt đầu thả gà ra vườn hoặc thả rông khắp chuồng, vô tình gà sẽ ăn linh tinh, dễ nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa.
Ngày 17: Thực hiện vacxin Gumboro lần thứ 2
Tiếp đến, bạn có thể pha vào nước cho gà uống, đỡ nhọc công phải bắt từng con gà con nhỏ vào miệng chúng.
Bạn phải chuẩn bị nguồn nước sạch, không được có chất tẩy trùng, để tốt nhất bạn cần sử dụng nước đun sôi để nguội.
Sau đó, giữ chúng nhịn khát 30 phút, pha thêm thuốc vacxin cho gà uống hết trong vòng 20 phút.
Ngày 18 → 20: Đảm bảo tiếp thêm men tiêu hóa TPs và megacid L
Sử dụng thêm men tiêu hóa TPs và megacid L cho gà con.
Bạn cần theo dõi giai đoạn này cẩn thận, nếu phân gà xuất hiện tình trạng phân sống, có màu nâu, hoặc màu đỏ thì có thể cho uống thêm loại kháng sinh Sulfamono methocin vào buổi sáng sớm.
Nếu phân ở màu trắng, màu vàng, màu xanh, bạn nên cho uống thêm loại FLORFENICOL .
Lời khuyên là nên uống kháng sinh vào buổi sáng, buổi chiều mới được uống men megacid.
Nếu bạn lỡ cho uống men luôn thì kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn những vi khuẩn trong men tiêu hóa và làm mất đi hiệu lực của men.
Ngày 21: Phòng tránh ILT bằng vacxin
Đối với vacxin ILT thì bạn có thể áp dụng liều dùng 1 giọt nhỏ vào mồm,1 giọt trực tiếp vào mắt hoặc pha nước cho gà con uống.
Nếu bạn cho uống phải chuẩn bị nguồn nước sạch, không có các chất tẩy rửa sát trùng, tốt hơn là sử dụng nước đun sôi để nguội, cho gà nhịn khát 30 phút, sau đó uống hết trong vòng 20 phút.
Tiếp đến, bổ sung thêm thuốc bổ B Complex để tăng sức đề kháng và giảm stress.
Ngày 22 – 27: Lần nữa duy trì sử dụng men tiêu hóa cao tỏi TPs với megacid L
Tiếp tục sử dụng thêm men tiêu hóa cao tỏi TPs cộng với với megacid L cho gà uống.
Bạn thả gà ra vườn, sân chơi ở giai đoạn và phát hiện phân gà tiêu chảy thì lập tức cho gà uống kháng sinh Sulfamono methocin và Florfenicol vào buổi sáng sớm để phòng bệnh cầu trùng, bệnh ký sinh trùng máu, đầu đen, hoặc các bệnh hô hấp khác.
Phải đảm bảo dùng kháng sinh cách thời gian với uống men tiêu hóa trong vòng 6 tiếng, ví dụ sử dụng kháng sinh buổi sáng thì chiều mới được tiếp tục dùng men.
Tuyệt đối lưu ý tránh cho gà phòng kháng sinh quá thời gian 3 ngày liên tiếp.
Theo khảo sát chuyên gia, nếu bạn đã sử dụng men tiêu hóa kết hợp megacid L thì rất hạn chế phải phòng thêm bằng thuốc kháng sinh.
Trường hợp thay đổi thời tiết mưa bão ẩm ướt đột ngột hoặc thời điểm dịch tễ địa phương diễn ra căng thẳng thì mới phải cần dùng thêm.
Ngày 28 : Dùng tiếp vacxin Cúm A
Tiêm ngay vacxin dưới da cổ gà con với liều 1 ml/ con.
Sau tiêm bạn nên cho gà uống ngay loại B Complex, thuốc hạ sốt.
Duy trì cho uống liên tiếp cả ngày.
Ngày 29 – 34: Sử dụng thêm men tiêu hóa và megacid L
- Dùng buổi sáng, đảm bảo bạn phải cho gà uống hết trong vòng 1 – 2 tiếng đầu.
Ngày 35: Phòng bằng vacxin Coryza
Tiêm liều lượng sử dụng với 0.2 ml/con vị trí dưới da cổ.
Sau tiêm bạn cần cho gà uống ngay thuốc bổ B Complex.
Ngày 36 – 44: Tiếp tục áp dụng thêm men và megacid L
Cho gà uống hết trong 1-2 tiếng vào buổi sáng.
Ngày 45: Liều vacxin Niu-cat-xon
Theo lịch vacxin cho gà, bạn cần tiêm vacxin Niu-cat-xon dưới da cổ, đảm bảo theo liều lượng chủng tiêm theo chỉ định nhà sản xuất in trên bao bì vào ngày 45.
Sau khi tiêm xong, bạn cần cho gà uống loại B Complex thuốc bổ giúp giảm stress và tăng sức đề kháng.
Ngày 46 đến khi xuất bán: Duy trì liên tục men và megacid L theo chỉ định
Bạn cần tiếp tục sử dụng thêm men cao tỏi TPs kết hợp với megacid L cho gà uống duy trì cho tới lúc xuất chuồng.
Men TPs cao tỏi là 1 dạng kháng sinh theo hình thức tự nhiên phổ rộng, tác dụng ức chế được khá nhiều loại vi khuẩn có hại.
Thêm vào đó, cơ chế hoạt động của axit hữu cơ megacid L giảm đến 80% vi khuẩn gây hại cho ruột gà, vì thế khả năng phòng bệnh vô cùng tốt.
Lỡ phát hiện gà xuất hiện chịu chứng bệnh thì lập tức cách ly ngay, theo dõi liên tục, mổ khám để xác định được chính xác nguyên nhân bệnh, để sử dụng đúng loại thuốc phù hợp, đúng liệu trình chỉ định.
Tuyệt đối nên tránh dùng kháng sinh lung tung, khiến gà vừa lâu khỏi, vừa tốn chi phí đáng kể.
Phần II: Lịch định kỳ phun thuốc khử trùng ngừa bệnh
‘’Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ chính là phương châm của nhiều chủ trại, bởi nếu lỡ sơ ý không phòng bị sẽ khiến việc chữa trị dịch bệnh cho đàn gà vô cùng gay go.
Chúng dễ yếu và chết chỉ do thay đổi thời tiết hoặc nguồn lây lan từ các trại xung quanh, khiến số tiền đầu tư thất thu rất lớn.
Vì thế, họ luôn duy trì mức chi phí cố định cho lịch phun thuốc khử trùng để phòng tránh các đợt dịch bệnh tấn công hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
1. Áp dụng với trại chăn nuôi không mắc dịch bệnh
Bạn cần phun định kỳ 10 đến 15 ngày 1 lần.
Đảm bảo phải phun xung quanh trong lẫn ngoài chuồng trại, tuyệt đối không phun vào lớp nền chuồng vì bạn đã rắc men đầy nền chuồng ở đó.
Nếu vô tình phun sát trùng sẽ làm chết đi men tiêu hóa, thay vì chất sát trùng, bạn có thay thế bằng các men rắc chuồng thuộc dạng lỏng, phun hoặc sử dụng megacid L pha liều 5cc/ lít để phun nền chuồng.
2. Đối với trại hay khu vực đã có bệnh nhưng không tạo lên dịch rộng rãi
Thực hiện quy trình và tiến hành phun định kỳ 3 ngày 1 lần, cho đến khi đàn gà khỏi bệnh, tiếp đến phun như bình thường.
3. Đối với trại hoặc khu vực xung quanh bùng phát thành dịch
Duy trì phun định kỳ mỗi ngày 1 lần cho tới khi hết ổ dịch.
Tiếp đến phun liên tục 3 ngày 1 lần trong 15 ngày đầu tiên.
Sau đó, tiến hành lặp lại lịch phun định kỳ như trại ko tồn tại dịch bệnh.
Lưu ý: Bạn nên dọn và loại bỏ chất độn chuồng sau mỗi đợt bệnh để tránh nguồn dịch còn lưu giữ lại.
Dùng thuốc phun khử trùng nền của chuồng gà, sau đó trải lớp lót chuồng mới thật sạch sẽ.
Nếu trại đang mắc những bệnh lây lan nhanh qua phân, hoặc từ lớp độn chuồng chứa nhiều khí độc, vi khuẩn thì bạn cần tổng dọn vệ sinh.
Tiếp đó, thực hiện trải 1 lớp mỏng vật liệu độn chuồng trong quá trình điều trị bệnh, sau khi gà khỏi bệnh thì lại dọn loại bỏ lớp đó đi tránh mầm bệnh tồn ẩn.
Bước kế, bạn khử trùng và trải lớp mới liên tục thường xuyên để giữ chuồng luôn sạch sẽ.
Tổng Kết
Hy vọng qua bài viết chia sẻ:’’Lịch Vacxin Cho Gà Và Phòng Tránh Dịch Bệnh Chuẩn Nhất Năm 2021’’ giúp bạn bổ sung được kiến thức bổ ích để bảo vệ đàn gà, duy trì nguồn kinh tế ổn định cho bản thân.
Nếu có những thắc mắc gì khác hãy cmt phía dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!